26 Re: BÁC SĨ ZHIVAGO - Boris Pasternak Sun Jul 08, 2012 8:22 pm
P6 - 7
9.
Mùa đông đã tới, đúng như người ta dự đoán. Nó không đến nỗi ghê sợ như hai mùa đông tiếp sau, nhưng đại loại cũng như vậy, một mùa đông tối tăm, đói kém, rét mướt, phá vỡ những gì đã quen và xây dựng lại mọi nền tảng của tồn tại, buộc con người phải có những nỗ lực ghê gớm để bám giữ lại cuộc sống đang trơn trượt.
Ba mùa đông liên tiếp, ba mùa đông kinh khủng như thế nối theo nhau và không phải tất cả những gì mà hiện nay ta tưởng là xảy ra vào cuối năm 1917 - đầu năm 1918, đều xảy ra vào thời ấy thực sự là xảy ra muộn hơn. Ba mùa đông liên tiếp ấy hoà lẫn vào nhau, nên ta khó lòng tách riêng chúng ra được.
Cuộc sống cũ và trật tự mới vẫn chưa trùng hợp nhau. Giữa chúng tuy vẫn chưa có sự đối nghịch dữ dội, như một năm sau, trong thời nội chiến, nhưng thiếu hẳn mối liên hệ. Đó là hai bình diện riêng biệt, đối diện nhau, không úp lên nhau được Việc bầu lại ban quản trị diễn ra ở khắp nơi: trong các khu nhà các loại tổ chức, ở nơi làm việc, ở các công sở lo thực hiện các dịch vụ cho dân cư. Thành phần các ban quản trị được thay đổi. Người ta bắt đầu bổ nhiệm vào mọi được các chính uỷ có thẩm quyền vô hạn, những người có ý chí gang thép, mặc áo da đen, được trang bị súng ngắn và các biện pháp đe doạ, râu ít khi cạo mà ngủ lại càng ít hơn.
Các vị chính uỷ ấy biết quá rõ hạng tiểu tư sản thị dân, bọn "cạo giấy" ở các công sở, những kẻ nhỏ nhen khúm núm sợ sệt và họ cư xử với bọn người ấy khồng chút nể nang thương hại, cứ mỉa mai độc địa như thể bọn người ấy là những tên ăn cắp bị bắt quả tang.
Các vị ấy thao túng, điều khiển mọi việc, theo chương trình của họ quy định, các xí nghiệp lần lượt được bolsevich hoá.
Bệnh viện Xiển Dương Thánh Giá (Crestovozdvigien) bây giờ đổi tên thành bệnh viện "Cải tổ số 2" với nhiều thay đổi. Một số nhân viên bị sa thải. Một số tự bỏ việc vì thấy rằng làm ở đây chẳng lợi lộc gì. Đấy là những bác sĩ hái ra tiền nhờ có phòng mạch hợp mốt, là con cưng của giới thượng lưu, khéo mồm khéo miệng theo kiểu "mồm miệng đỡ chân tay".
Họ không quên làm cho sự bỏ việc vì lợi ích riêng ấy của họ mang ý nghĩa biểu tình phản đối, ra cái điều xuất phát từ ý thức công dân và họ bắt đầu lên mặt khinh bỉ, thậm chí tẩy chay, những người ở lại. Trong số những người ở lại, bị khinh bỉ, có bác sĩ Zhivago.
Tối tối, hai vợ chồng Zhivago thường trao đổi với nhau những câu đại loại như thế này:
- Em nhớ thứ tư này đến tầng hầm trụ sở Hội bác sĩ nhận khoai ướp lạnh nhé. Hai bao kia đấy. Anh sẽ hỏi lại xem vào giờ nào anh có thể rời bệnh viện để giúp em một tay. Phải hai người mới đẩy nổi một chiếc xe bằng ván trượt.
- Được rồi, còn kịp chán, anh ạ. Anh xếp dọn nhanh lên mà đi nằm. Khuya rồi đấy. Đằng nào cũng không thể làm hết mọi công việc. Anh cũng nên nghỉ ngơi đôi chút.
- Bệnh dịch đang lan tràn. Mọi người đều suy nhược, nên sức chống chọi bệnh tật có yếu đi. Trông ba và em gầy quá. Mình phải làm một cái gì. Nhưng cụ thể là gì kia chứ? Chúng mình chưa giữ gìn sức khỏe cẩn thận. Phải cẩn thận hơn em ạ. Em này, em ngủ chưa đấy?
- Chưa.
- Anh không sợ cho anh, anh khỏe như vậy, có sức chịu đựng nhưng nói dại, lỡ chẳng may anh ngã bệnh, thì em chớ có dại dột để anh nằm ở nhà nhé. Phải đem đến bệnh viện ngay lập tức.
- Đừng nói gở, anh yêu! Cầu Chúa phù hộ cho anh. Ai lại đi dại mồm dại miệng như thế?
- Em nên nhớ bây giờ chẳng còn ai tử tế, chẳng còn bạn bè gì. Những người am hiểu lại càng ít hơn. Nếu có chuyện gì xảy ra, chớ nên tin cậy ai, ngoài Pichuskin. Dĩ nhiên, nếu ông ấy không bị sao. Em chưa ngủ đấy chứ?
- Chưa…
- Bọn đê tiện, chúng tự bỏ việc vì tư lợi, thế mà bây giờ còn mở mồm bảo là chúng có tinh thần ái quốc và tính nguyên tắc. Gặp mình, chúng giơ tay bắt đã là khá lắm. "Ông vẫn phục vụ bọn họ à?". Và chúng cau mặt cau mày. Anh đáp: "Phải, tôi vẫn phục vụ đấy, và nói ông thứ lỗi cho, chứ tôi rất kiêu hãnh chịu đựng các thiếu thốn của chúng tôi và tôi kính trọng những người đang cho chúng tôi cái vinh dự được chịu đựng các thiếu thốn ấy".
10
Một thời gian dài, món ăn thường xuyên của phần đông dân chúng là cháo kê và súp đầu cá trích. Mình cá trích đem rán lên làm món chính của bữa ăn. Người ta ăn lúa mạch đen chưa xay và lúa tiểu mạch để nguyên hạt. Người ta dùng chúng nấu cháo.
Một bà vợ giáo sư quen biết Tonia có dạy nàng cách hấp bánh mì ở ngăn dưới của lò sưởi. Số bánh dư sẽ đem bán, lấy tiền bù cho khoản chi phí sử dụng lò sưởi, "như ngày xưa" người ta vẫn làm. Việc đó sẽ tránh cho ta khỏi phải dùng loại bếp lò vừa khói mù khói mịt, vừa không tạo đủ hơi ấm để sưởi, vừa chóng nguội.
Tonia hấp bánh rất ngon, nhưng "chương trình thương mại" chẳng ăn thua gì. Rối cuộc đành từ bỏ các kế hoạch viển vông đó và lại quay về với cái bếp lò nhỏ. Đời sống của gia đình Zhivago rất chật vật…
Một buổi sáng, bác sĩ Zhivago đi làm như thường lệ. Nhà chỉ còn có mỗi hai thanh củi, Tonia mặc chiếc áo lông, dạo này nàng yếu đi nhiều, nên tuy mặc áo lông mà nàng vẫn rét run kể cả những ngày ấm trời, và ra phố "tìm nguồn tiếp tế".
Nàng đi lang thang nửa giờ trong các phố lân cận nơi thỉnh thoảng có những người nhà quê ở vùng ngoại ô Moskva mang rau và khoai tây ra bán. Tìm được họ không dễ, vì nông dân đem thực phẩm đi bán sẽ bị bắt giữ.
Cuối cùng nàng cũng tìm được hàng. Một anh chàng lực lưỡng, mặc chiếc áo acmăc đi theo Tonia, đẩy một chiếc xe trượt tuyết trông nhẹ như đồ chơi, cẩn thận ngó trước ngó sau rồi theo nàng quành ra góc phố, vào tận trong sân nhà nàng.
Trong hòm xe bằng gỗ đoạn, có tấm vải gai che kín một đám củi bạch dương. Các thanh củi này không lớn gì hơn những thanh lan có thể ở các trang trại kiểu cổ mà người ta thường thấy trên những tấm hình chụp từ thế kỷ trước. Tonia biết giá trị của các thanh củi ấy: tiếng là gỗ bạch dương thật đấy, nhưng đám củi này thuộc loại tồi nhất, lại còn tươi nguyên, dùng nhóm lò ngay không ổn. Tuy nhiên, chẳng còn gì khác để mà chọn lựa, suy tính thiệt hơn.
Anh chàng nhà quê ấy ôm năm, sáu chuyến thì hết số củi lên tầng trên vào đổi lại anh ta lễ mễ vác chiếc tủ gương nho nhỏ của Tonia, xếp lên xe chở về làm quà cho cô vợ trẻ. Trong lúc thoả thuận về giá cả số khoai anh ta sẽ mang ta kỳ tới, anh ta cứ nhìn chằm chằm vào chiếc dương cầm kê cạnh cửa.
Lúc Zhivago về, chàng không có ý kiến gì về khoản đổi chác của vợ. Giá đem cái tủ gương kia chẻ ra làm củi còn có lợi và hợp lý hơn, nhưng hai vợ chồng không đang tâm làm như thế.
- Có mảnh giấy ở trên bàn, anh đọc chưa? - Tonia hỏi.
- Của ông giám đốc bệnh viện phải không? Anh biết rồi, người ta đã nói với anh. Họ mời anh đi thăm một phụ nữ bị bệnh. Nhất định anh sẽ đi, nhưng để anh nghỉ một lát đã.
- Cũng khá xa kia đấy mãi tận cổng Khải Hoàn. Anh có địa chỉ rồi.
- Họ đề nghị trả công bác sĩ đến là lạ. Anh đọc chưa? Anh cứ đọc thì biết. Họ sẽ trả một chai cônhắc của Đức hoặc một đôi bít-tất phụ nữ, cho việc thăm bệnh. Tưởng báu bở lắm! Họ là hạng người nào nhỉ? Thật là khiếm nhã và chẳng hiểu gì về cuộc sống hiện tại. Chắc là đám buôn lậu mới phất lên.
- Đúng, chắc là dân cung ứng.
Cùng với các chủ xí nghiệp tô nhượng, các đại lý, "nhà cung ứng" là tên gọi những nhà kinh doanh nhỏ theo kiểu tư nhân. Chính phủ đã cấm tư nhân buôn bán, nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn gay gắt, Nhà nước có phần nới lỏng cho họ bằng cách ký hợp đồng để họ cung ứng các mặt hàng khác nhau.
Trong số họ, không có các chủ hãng hoặc chủ nhà máy cỡ lớn đã bị phế truất. Sau cú đòn trời giáng, các vị này đã không còn khả năng ngóc đầu ngóc cổ lên được nữa. Nhà cung ứng bao gồm những nhà kinh doanh làm ăn có tính chất nhất thời, những kẻ từ dưới đáy xã hội phất lên nhờ chiến tranh và cách mạng, những dân mới vào nghề, không rõ nguồn gốc xuất thân.
Zhivago uống một ly nước nóng pha chút sữa với đường hoá học, rồi đi thăm bệnh nhân nọ.
Vỉa hè và đưởng phố ngập dưới một lớp tuyết dày, phủ kín toàn bộ mặt đường từ dãy nhà nọ sang dãy nhà kia. Có chỗ tuyết ngập lên tới ngang cửa sổ các tầng trệt. Trên mặt đất mênh mông ấy, có những bóng người vất vưởng âm thầm đang vác trên vai hoặc kéo trên xe trượt một ít lương thực thực phẩm gì đó. Hầu như không gặp một chiếc xe ngựa nào.
Đây đó trên mặt tiền một vài ngôi nhà vẫn còn treo các biển hàng cũ. Đằng sau các tấm biển ấy, những tấm biển nay không còn phù hợp với nội dung quảng cáo của chúng, là các hợp tác xã,, các hãng tiêu thụ đóng cửa im lìm, với những dãy cửa sổ giăng lưới sắt hoặc bịt kín, bên trong rỗng tuếch.
Các nơi ấy đóng cửa chẳng những vì không có hàng hoá, mà còn vì công cuộc sắp xếp lại mọi mặt đời sống, trong đó việc buôn bán, mới chỉ được thực hiện trên những nét lớn, chứ chưa động chạm tới các đơn vị riêng biệt, nhỏ bé như các thứ hợp tác xã tiêu thụ này.
11
Ngôi nhà có người bệnh mời bác sĩ Zhivago đến nằm ở cuối đường Brets, gần trại lính Tver.
Đó là một toà nhà lâu đời bằng gạch, xây theo kiểu trại lính đằng sau có sân với ba dãy nhà ngang, làm bằng gỗ, chạy dọc bức tường hậu cuối sân.
Hôm nay ở đây có cuộc họp đã được ấn định trước của hết thảy những người thuê nhà, với sự hiện diện của một vị nữ đại diện cho Xô viết quận. Họ đang ngồi họp, bỗng có một tiếu ban quân sự ập tới kiểm tra giấy phép giữ khí giới và tịch thu những vũ khí không khai báo. Viên chỉ huy tiểu ban dề nghị vị nữ đại biểu cứ ở lại, ông ta quả quyết rằng việc kiểm soát sẽ không chiếm mất nhiều thời gian, làm xong ở căn hộ người nào thì người ấy sẽ trở lại dự họp như thường.
Khi Zhivago tới cổng nhà đó thì cuộc kiểm soát đã sắp xong, trừ căn hộ có người bệnh đang chờ bác sĩ tới thăm. Một anh lính đeo súng đứng gác ở cầu thang dẫn lên hàng hiên nhất định không cho Zhivago đi qua, nhưng viên chỉ huy đã xuống can thiệp. Ông ta ra lệnh không được gây khó dễ với bác sĩ và đồng ý chờ bác sĩ khám bệnh xong mới kiểm soát căn hộ ấy.
Chủ căn hộ ra đón bác sĩ là một thanh niên lễ phép, có nước da hơi ngăm ngăm, tai tái và cặp mắt đen rầu rĩ. Anh chàng xúc động vì nhiều lý do: vì vợ ốm, vì sắp bị khám nhà, vì lòng kính sợ cố hữu của anh ta đối với y học và các đại diện của nọ. Để bác sĩ đỡ tốn công và đỡ mất thời gian, anh ta cố trình bày thật vắn tắt, nhưng chính sự hấp tấp ấy lại làm cho lời nói của anh ta dài dòng và thiếu mạch lạc.
Căn hộ chất dầy thứ đồ vật hổ lốn, có thứ rất sang trọng, có thứ chẳng ra gì, toàn là những thứ mua vội vã, xô bồ để tích trữ với hy vọng sau này bán được giá. Các thứ đồ gỗ thì không đủ bộ, được bổ sung bằng một vật đơn lẻ, trông thật là khập khiễng.
Chủ nhà cho rằng vợ anh ta mắc một thứ bệnh tâm thần nào đó vì quá sợ hãi. Với bao nhiêu chi hết vô ích và lòng vòng, chàng ta kể rằng có người đem bán rất rẻ cho vợ chồng anh ta một chiếc đồng hồ đánh chuông cổ kính đã hỏng, từ lâu không còn chạy nữa. Vợ chồng anh ta mua nó, vì đấy là một kỳ công của kỹ nghệ đồng hồ, một vật hiếm có (anh chàng thậm chí dẫn bác sĩ sang phòng bên để chỉ cho bác sĩ xem), họ cũng chẳng tin rằng có thể sửa được. Thế rồi đùng một cái, chiếc đồng hồ bao nhiêu năm nay chẳng được lên dây tự dưng lại chạy, đánh hết cả một bài chuông, một bài tiểu bộ vũ khúc phức tạp, rồi chết luôn. Cô vợ sợ quá, chủ nhà nói, vì nhất quyết rằng giờ tận số của cô ta đã điểm, và thế là bây giờ cô ta nằm liệt giường, mê sảng chẳng chịu ăn uống gì và cũng không nhận ra chồng nữa.
- Vậy là anh cho rằng vợ anh bị chấn động thần kinh chứ gì? bác sĩ Zhivago hỏi, giọng nghi ngờ. - Anh hãy dẫn tôi lại chỗ người bệnh.
Họ sang phòng kế bên, nơi có treo một bộ đèn chùm bằng sứ kê hai cái tủ nhỏ bằng gỗ hồng sắc ở hai bên chiếc giường đôi to rộng. Một phụ nữ nhỏ bé, mắt đen và to, nằm sát mép giường, chăn đắp lên quá cằm. Thấy hai người vào, chị ta rút cánh tay ra khỏi chăn và phác một cử chỉ xua đuổi khiến ống tay áo ngủ tuột xuống tận nách. Chị ta không nhận ra chồng, và khẽ hát một bài hát buồn nào đó bằng giọng não nề đến mức chị ta cũng khóc oà lên, rồi vừa sụt sịt như trẻ con, vừa nằng nặc đòi "về nhà". Bác sĩ tìm hết cách để lại gần chẩn bệnh nhưng đều bị chị ta quay lưng lại và không cho đụng tới người.
- Đáng lẽ phải khám cẩn thận,- bác sĩ Zhivago bảo anh chồng, - nhưng thôi, tôi đã rõ cả rồi. Đây là bệnh sốt phát ban, và thuộc dạng tương đối nặng. Nó đang hành hạ chị ấy, khổ thân. Tôi khuyên anh nên đưa chị ấy đến bệnh viện. Đây không phải là vấn đề tiện hay không tiện, - tôi biết anh có thể săn sóc chị ấy chu đáo ở nhà - mà là vấn đề bác sĩ thường xuyên theo dõi, một việc rất cần thiết trong hai ba tuần đầu.
Anh có tìm được phương tiện đưa chị ấy tới bệnh viện hay không? Một chiếc xe ngựa hoặc vạn bất đắc dĩ thì thuê xe kéo cũng tạm được. Dĩ nhiên, phải đắp chăn kín cho chị ấy trước khi đưa ra xe. Để tôi viết cho anh một giấy nhận vào bệnh viện.
- Dạ được. Tôi sẽ cố lo. Nhưng hượm đã. Thưa có đúng là bệnh sốt phát ban không ạ? Nếu thế thì khủng khiếp quá!
- Đáng tiếc, đúng bệnh ấy.
- Tôi sợ sẽ mất nhà tôi, nên để nhà tôi đi. Bác sĩ không thể điều trị cho cô ấy ở nhà bằng cách thường xuyên tới đây được ư? Tôi sẵn sàng trả công tuỳ ý bác sĩ chọn.
Tôi đã giải thích với anh rồi. Bệnh này cần được theo dõi liên tục. Anh hãy nghe tôi. Tôi khuyên anh một điều rất hay như thế này nhé, anh hãy kiếm cho bằng được một chiếc xe ngựa với bất cứ giá nào, tôi sẽ viết giấy chứng nhận cho anh mang theo. Tốt nhất, nên làm việc ấy ở trụ sở ban quản lý khu nhà này. Giấy chứng nhận cần có con dấu của ban quản lý và vài thủ tục khác nữa.
12.
Sau khi bị vặn hỏi và khám nhà, bà con thuê nhà lại lục tục mặc áo choàng và quàng khăn ấm quay trở lại căn phòng không có lò sưởi trước kia là kho để trứng, bây giờ là trụ sở của ban quản lý nhà ở đầu phòng có một chiếc bàn giấy và vài cái ghế tựa không thể đủ chỗ cho ngần ấy người ngồi. Người ta lấy những hòm rỗng, vốn để đựng trứng, lật úp xuống, xếp thành một hàng ghế dài hình vòng cung. Đầu phòng đằng kia, cả một đống hòm gỗ như thế xếp cao đến tận trần. Ở góc nhà phía ấy người ta dùng chổi vun vào sát tường hàng đám vỏ bào lạnh cứng dính với lòng đỏ các quả trứng vỡ thành từng búi một. Chuột chạy rào rào trong đám vỏ bào, đôi lúc chúng cả gan chạy ra khoảng trống trên nền nhà lát đá rồi lại chuồn vào chỗ nấp cũ. Cứ mỗi lần chuột chạy ra như thế, một mụ thuê nhà béo trương béo nứt, hay la lối lại thét lên và co hai chân lên mặt hòm gỗ. Mụ đưa vài ngón tay vén vạt váy một cách rất đỏm dáng, chân đi đôi giày cao cổ hợp thời trang cứ giậm thình thịch vào mặt thùng và cố ý kêu to bằng cái giọng khàn khàn như một ả say rượu:
- Olia! Olia! Sao ở chỗ chị chuột chạy dữ thế này. Ê, cút đi, đồ bẩn thỉu? Ối, ối giời ơi, nó hiểu mới chết chứ, quân khốn kiếp! Nó lại nhe răng ra doạ mình. Ôi-ối-ối, nó leo lên hòm kìa! Nó định chui vào váy mình đây mà. Eo ơi, tôi sợ quá, eo ơi, tôi kinh quá! Kìa các ông, quay mặt đi chứ. Ấy chết, tôi xin lỗi, bây giờ không còn các ông nữa, mà phải gọi là các đồng chí công dân.
Mụ đàn bà làm náo động ấy mặc chiếc áo da cừu không cài khuy để lộ cái cằm ba ngấn cứ rung rung như món sương xáo bộ ngực lớn và cái bụng được bó chặt trong chiếc áo lụa.
Rõ ràng xưa kia mụ từng nổi danh là sư tử giữa đám lái buôn tầm thường và đám quản lý của họ. Cặp mắt ti hí như mắt lợn của mụ gần như chỉ hé ra được một tí dưởi hai hàng mi sùm sụp Ngày xưa, một tình địch đã tạt axít và mặt mụ, nhưng tạt hụt nên chỉ có hai, ba giọt bắn vào má bên trái và bên khóe miệng, để lại hai vết sẹo kín đáo khiến mụ đâm ra hơi có duyên.
- Đừng gào lên thế, bà Khrapughina. Ai còn làm việc được nữa! - người phụ nữ ngồi sau bàn đại diện Xô viết quận, được bầu làm chủ toạ buổi họp lên tiếng.
Những người sống nhiều năm ở khu nhà này biết rõ chị ta từ lâu và chị ta cũng biết rõ về họ. Trước khi khai mạc cuộc họp, chị ta đã thì thầm trò chuyện với bà Phatima, vợ bác gác cổng toà nhà, trước kia sống chui rúc với chồng con dưới tầng hầm bẩn thỉu, bây giờ bà và cô con gái được dọn lên hai phòng sáng sủa ở lầu một.
- Thế nào dì Phatima, được chứ? - Chị chủ toạ hỏi.
Bà Phatima phàn nàn rằng một mình bà không tài nào trông coi xuể một khu nhà rộng lớn và đông đúc như thế này, rằng chẳng ai chịu giúp bà, mặc dầu đã cắt phiên các hộ phải lần lượt quét dọn sân và vỉa hè, song chẳng được nhà nào thực hiện.
- Đừng lo, dì Phatima ạ, rồi chúng tôi sẽ trị họ, dì cứ yên tâm. Ban quản lý là gì? Có cần hoạt động hay không nào? Có phần tử khả nghi lẩn trốn này, có kẻ hạnh kiểm đáng ngờ sống không đăng ký hộ khẩu này. Bọn ấy, chúng tôi sẽ tống cổ đi, sẽ chọn một ban quản lý mới. Tôi sẽ cử dì làm trưởng ban, dì đừng ngại mới được.
Bà Phatima khẩn cầu chị chủ toạ đừng làm như thế nhưng chị ta chẳng buồn nghe. Chị đưa mắt nhìn khắp phòng, thấy đã khá đông đủ, bên yêu cầu mọi người yên lặng và nói vài lời vắn tắt tuyên bố khai mạc cuộc họp. Sau khi lên án Ban quản lý cũ bỏ bê công việc, chị đề nghị nêu danh sách bầu ban quản lý mới, đoạn chuyển sang vấn đề khác. Xong xuôi đâu đấy chị kết luận:
- Như vậy là thưa các đồng chí, chúng tôi xin nói thẳng thế này: khu nhà của các đồng chí rộng rãi, dùng làm chung cư rất tiện. Lắm khi các đại biểu về thành phố dự hội nghị, chả biết bố trí họ ở đâu. Đã có quyết định lấy khu nhà này cho Xô viết quận dùng làm nhà khách cho các đại biểu qua lại và đặt tên là Chung cư Tiverzin, vì đồng chí Tiverzin đã sống ở đây trước khi bị đi đày, như mọi người đều biết. Không ai phản đối chứ? Bây giờ sang vấn đề di chuyển các hộ khỏi khu nhà này. Đó là biện pháp tương đối lâu dài, các đồng chí còn cả một năm chuẩn bị. Bà con dân lao động, chúng tôi sẽ lo liệu giùm chỗ ở, còn dân phi lao động thì xin báo trước để tự liệu ấy và chúng tôi cho họ thời hạn mười hai tháng.
- Ai là người phi lao động ở đây? Khu nhà này chẳng có ai là người phi lao động cả? Tất cả đều là dân lao động…
Cả phòng họp nhao nhao lên, và một giọng hét to:
- Đó là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn! Mọi dân tộc bây giờ đều bình đẳng. Tôi biết chị ám chỉ cái gì rồi.
- Yêu cầu phát biểu từng người một. Cứ nhao nhao thế này thì biết trả lời ai. Dân tộc nào mới được chứ? Sao lại có vấn đề dân tộc ở đây, công dân Vandyakin? Như bà Khrapughina chẳng hạn, hoàn toàn không phải là dân tộc dân tiếc gì đâu, song chúng tôi cũng sẽ mời đi chỗ khác.
- Mời đi? Để xem cô sẽ mời tôi đi như thế nào! Đồ đệm lõm! Đồ Thập chức! - mụ Khrapughina ném ra những biệt hiệu vô nghĩa để gọi vị đại diện Xô viết quận mà trong lúc nóng giận mụ nghĩ ra.
- Đồ rắn độc! Đồ quỷ cái! Mụ đúng là đồ vô liêm sỉ! - Bà Phatima tức tối mắng.
- Dì Phatima đừng dây vào; cứ để mặc tôi với mụ ta. Này mụ Khrapughina, mụ im đi. Thấy được đằng chân, mụ lân đằng đầu hả! Đã bảo im mồm ngay, nếu không tôi sẽ giao mụ cho cơ quan Nhà nước, khỏi cần chờ lúc họ đến bắt vì tội nấu rượu lậu và chứa chấp các phần tử bất hảo.
Tiếng ồn ào lên đến cực điểm. Người nói chẳng có người nghe. Lúc ấy Zhivago bước vào phòng họp, chàng đề nghị người đầu tiên ngồi cạnh cửa chỉ cho chàng một vị nào đó trong bản quản lý nhà. Người ấy bèn úp hai bàn tay làm loa trước miệng và gọi to át cả tiếng ồn ào nhao nhao:
- Phatima Galiulin! Ra đây. Có người hỏi.
Bác sĩ Zhivago tưởng mình nghe nhầm. Một bà gày gò, lưng hơi còng, bà gác cổng, bước ra. Chàng ngạc nhiên thấy bà ta với anh con trai quá ư giống nhau, nhưng chàng coi như chưa biết gì, chỉ nói:
- Có một phụ nữ ở trong khu nhà này (chàng nói tên họ chị ta) mắc bệnh thương hàn. Cần phải đề phòng không cho nó lây lan. Ngoài ra, cần phải chở bệnh nhân đi bệnh viện. Tôi viết giấy chứng nhận gửi chị ta đi, song phải có dấu của ban quản lý nhà. Tôi có thể làm việc ấy ở đâu và gặp ai?
Bà Phatima lại hiểu rằng bác sĩ nói đến việc chở bệnh nhân, chứ không phải là việc làm giấy tờ gửi đi bệnh viện.
- Có xe của Xô viết quận sắp đến đón nữ đồng chí Olia Demia, bà nói. - Đồng chí Olia tốt bụng lắm, tôi sẽ nhờ, đồng chí ấy thể nào cũng cho mượn xe. Đừng lo, đồng chí bác sĩ ạ, chúng tôi sẽ chở bệnh nhân của đồng chí đi ngay.
- Ồ tôi không hỏi chuyện ấy. Tôi chỉ hỏi có thể ngồi chỗ nào viết giấy chứng nhận và lấy dấu thôi. Nhưng nếu có một cỗ xe, thì càng hay… Xin lỗi, bác có phải là thân mẫu của trung uý Galiulin không ạ? Tôi với anh ấy cùng ở một đơn vị với nhau ngoài mặt trận.
Bà Phatima giật nảy mình và tái mặt đi. Bà nắm lấy cánh bác sĩ mà bảo:
- Ta ra ngoài kia nói chuyện tiện hơn.
Vừa bước ra ngoài ngưỡng cửa, bà đã nói luôn:
- Đừng nói to, cầu Chúa đừng để họ nghe thấy. Anh đừng hại tôi. Thằng Yuxupka là ai? Một thằng nhỏ học việc ở xưởng rồi làm thợ. Nó phải hiểu dân nghèo bây giờ sướng hơn hẳn hồi xưa, có đui mù cũng thấy được như thế, khỏi phải bàn cãi. Tôi không biết anh nghĩ sao, anh đi lính có lẽ chẳng sao, chứ thằng Yuxupka làm vậy là có tội, Chúa sẽ không tha thứ cho nó. Bố nó đi lính đã bị chết, chết thảm chết thương, nát cả mặt mũi, chân tay.
Bà nghẹn ngào không nói được nữa, bà phẩy tay, chờ cơn xúc động qua đi. Rồi tiếp:
- Ta đi nào. Tôi sẽ lo xe ngựa cho anh. Tôi biết anh là ai rồi. Thằng Yuxupka có về đây hai hôm, đã kể với tôi. Nó bảo, anh quen cô Lara Ghisarova. Cô ấy tử tế. Trước vẫn đến đây chơi, tôi nhớ. Bây giờ, ra sao, chả ai biết. Khó lòng có chuyện các ông lớn bà lớn chống lại nhau. Còn thằng Yuxupka như thế là có tội. Nào ta đi hỏi mượn cỗ xe. Đồng chí Olia sẽ cho mượn. Anh có biết đồng chí Olia là ai không? Ngày trước đồng chí ấy làm thợ ở xưởng may của mẹ cô Lara đấy. Thế đấy! Và cũng đã sống ở đây, ở khu nhà này. Nào, ta đi thôi.
9.
Mùa đông đã tới, đúng như người ta dự đoán. Nó không đến nỗi ghê sợ như hai mùa đông tiếp sau, nhưng đại loại cũng như vậy, một mùa đông tối tăm, đói kém, rét mướt, phá vỡ những gì đã quen và xây dựng lại mọi nền tảng của tồn tại, buộc con người phải có những nỗ lực ghê gớm để bám giữ lại cuộc sống đang trơn trượt.
Ba mùa đông liên tiếp, ba mùa đông kinh khủng như thế nối theo nhau và không phải tất cả những gì mà hiện nay ta tưởng là xảy ra vào cuối năm 1917 - đầu năm 1918, đều xảy ra vào thời ấy thực sự là xảy ra muộn hơn. Ba mùa đông liên tiếp ấy hoà lẫn vào nhau, nên ta khó lòng tách riêng chúng ra được.
Cuộc sống cũ và trật tự mới vẫn chưa trùng hợp nhau. Giữa chúng tuy vẫn chưa có sự đối nghịch dữ dội, như một năm sau, trong thời nội chiến, nhưng thiếu hẳn mối liên hệ. Đó là hai bình diện riêng biệt, đối diện nhau, không úp lên nhau được Việc bầu lại ban quản trị diễn ra ở khắp nơi: trong các khu nhà các loại tổ chức, ở nơi làm việc, ở các công sở lo thực hiện các dịch vụ cho dân cư. Thành phần các ban quản trị được thay đổi. Người ta bắt đầu bổ nhiệm vào mọi được các chính uỷ có thẩm quyền vô hạn, những người có ý chí gang thép, mặc áo da đen, được trang bị súng ngắn và các biện pháp đe doạ, râu ít khi cạo mà ngủ lại càng ít hơn.
Các vị chính uỷ ấy biết quá rõ hạng tiểu tư sản thị dân, bọn "cạo giấy" ở các công sở, những kẻ nhỏ nhen khúm núm sợ sệt và họ cư xử với bọn người ấy khồng chút nể nang thương hại, cứ mỉa mai độc địa như thể bọn người ấy là những tên ăn cắp bị bắt quả tang.
Các vị ấy thao túng, điều khiển mọi việc, theo chương trình của họ quy định, các xí nghiệp lần lượt được bolsevich hoá.
Bệnh viện Xiển Dương Thánh Giá (Crestovozdvigien) bây giờ đổi tên thành bệnh viện "Cải tổ số 2" với nhiều thay đổi. Một số nhân viên bị sa thải. Một số tự bỏ việc vì thấy rằng làm ở đây chẳng lợi lộc gì. Đấy là những bác sĩ hái ra tiền nhờ có phòng mạch hợp mốt, là con cưng của giới thượng lưu, khéo mồm khéo miệng theo kiểu "mồm miệng đỡ chân tay".
Họ không quên làm cho sự bỏ việc vì lợi ích riêng ấy của họ mang ý nghĩa biểu tình phản đối, ra cái điều xuất phát từ ý thức công dân và họ bắt đầu lên mặt khinh bỉ, thậm chí tẩy chay, những người ở lại. Trong số những người ở lại, bị khinh bỉ, có bác sĩ Zhivago.
Tối tối, hai vợ chồng Zhivago thường trao đổi với nhau những câu đại loại như thế này:
- Em nhớ thứ tư này đến tầng hầm trụ sở Hội bác sĩ nhận khoai ướp lạnh nhé. Hai bao kia đấy. Anh sẽ hỏi lại xem vào giờ nào anh có thể rời bệnh viện để giúp em một tay. Phải hai người mới đẩy nổi một chiếc xe bằng ván trượt.
- Được rồi, còn kịp chán, anh ạ. Anh xếp dọn nhanh lên mà đi nằm. Khuya rồi đấy. Đằng nào cũng không thể làm hết mọi công việc. Anh cũng nên nghỉ ngơi đôi chút.
- Bệnh dịch đang lan tràn. Mọi người đều suy nhược, nên sức chống chọi bệnh tật có yếu đi. Trông ba và em gầy quá. Mình phải làm một cái gì. Nhưng cụ thể là gì kia chứ? Chúng mình chưa giữ gìn sức khỏe cẩn thận. Phải cẩn thận hơn em ạ. Em này, em ngủ chưa đấy?
- Chưa.
- Anh không sợ cho anh, anh khỏe như vậy, có sức chịu đựng nhưng nói dại, lỡ chẳng may anh ngã bệnh, thì em chớ có dại dột để anh nằm ở nhà nhé. Phải đem đến bệnh viện ngay lập tức.
- Đừng nói gở, anh yêu! Cầu Chúa phù hộ cho anh. Ai lại đi dại mồm dại miệng như thế?
- Em nên nhớ bây giờ chẳng còn ai tử tế, chẳng còn bạn bè gì. Những người am hiểu lại càng ít hơn. Nếu có chuyện gì xảy ra, chớ nên tin cậy ai, ngoài Pichuskin. Dĩ nhiên, nếu ông ấy không bị sao. Em chưa ngủ đấy chứ?
- Chưa…
- Bọn đê tiện, chúng tự bỏ việc vì tư lợi, thế mà bây giờ còn mở mồm bảo là chúng có tinh thần ái quốc và tính nguyên tắc. Gặp mình, chúng giơ tay bắt đã là khá lắm. "Ông vẫn phục vụ bọn họ à?". Và chúng cau mặt cau mày. Anh đáp: "Phải, tôi vẫn phục vụ đấy, và nói ông thứ lỗi cho, chứ tôi rất kiêu hãnh chịu đựng các thiếu thốn của chúng tôi và tôi kính trọng những người đang cho chúng tôi cái vinh dự được chịu đựng các thiếu thốn ấy".
10
Một thời gian dài, món ăn thường xuyên của phần đông dân chúng là cháo kê và súp đầu cá trích. Mình cá trích đem rán lên làm món chính của bữa ăn. Người ta ăn lúa mạch đen chưa xay và lúa tiểu mạch để nguyên hạt. Người ta dùng chúng nấu cháo.
Một bà vợ giáo sư quen biết Tonia có dạy nàng cách hấp bánh mì ở ngăn dưới của lò sưởi. Số bánh dư sẽ đem bán, lấy tiền bù cho khoản chi phí sử dụng lò sưởi, "như ngày xưa" người ta vẫn làm. Việc đó sẽ tránh cho ta khỏi phải dùng loại bếp lò vừa khói mù khói mịt, vừa không tạo đủ hơi ấm để sưởi, vừa chóng nguội.
Tonia hấp bánh rất ngon, nhưng "chương trình thương mại" chẳng ăn thua gì. Rối cuộc đành từ bỏ các kế hoạch viển vông đó và lại quay về với cái bếp lò nhỏ. Đời sống của gia đình Zhivago rất chật vật…
Một buổi sáng, bác sĩ Zhivago đi làm như thường lệ. Nhà chỉ còn có mỗi hai thanh củi, Tonia mặc chiếc áo lông, dạo này nàng yếu đi nhiều, nên tuy mặc áo lông mà nàng vẫn rét run kể cả những ngày ấm trời, và ra phố "tìm nguồn tiếp tế".
Nàng đi lang thang nửa giờ trong các phố lân cận nơi thỉnh thoảng có những người nhà quê ở vùng ngoại ô Moskva mang rau và khoai tây ra bán. Tìm được họ không dễ, vì nông dân đem thực phẩm đi bán sẽ bị bắt giữ.
Cuối cùng nàng cũng tìm được hàng. Một anh chàng lực lưỡng, mặc chiếc áo acmăc đi theo Tonia, đẩy một chiếc xe trượt tuyết trông nhẹ như đồ chơi, cẩn thận ngó trước ngó sau rồi theo nàng quành ra góc phố, vào tận trong sân nhà nàng.
Trong hòm xe bằng gỗ đoạn, có tấm vải gai che kín một đám củi bạch dương. Các thanh củi này không lớn gì hơn những thanh lan có thể ở các trang trại kiểu cổ mà người ta thường thấy trên những tấm hình chụp từ thế kỷ trước. Tonia biết giá trị của các thanh củi ấy: tiếng là gỗ bạch dương thật đấy, nhưng đám củi này thuộc loại tồi nhất, lại còn tươi nguyên, dùng nhóm lò ngay không ổn. Tuy nhiên, chẳng còn gì khác để mà chọn lựa, suy tính thiệt hơn.
Anh chàng nhà quê ấy ôm năm, sáu chuyến thì hết số củi lên tầng trên vào đổi lại anh ta lễ mễ vác chiếc tủ gương nho nhỏ của Tonia, xếp lên xe chở về làm quà cho cô vợ trẻ. Trong lúc thoả thuận về giá cả số khoai anh ta sẽ mang ta kỳ tới, anh ta cứ nhìn chằm chằm vào chiếc dương cầm kê cạnh cửa.
Lúc Zhivago về, chàng không có ý kiến gì về khoản đổi chác của vợ. Giá đem cái tủ gương kia chẻ ra làm củi còn có lợi và hợp lý hơn, nhưng hai vợ chồng không đang tâm làm như thế.
- Có mảnh giấy ở trên bàn, anh đọc chưa? - Tonia hỏi.
- Của ông giám đốc bệnh viện phải không? Anh biết rồi, người ta đã nói với anh. Họ mời anh đi thăm một phụ nữ bị bệnh. Nhất định anh sẽ đi, nhưng để anh nghỉ một lát đã.
- Cũng khá xa kia đấy mãi tận cổng Khải Hoàn. Anh có địa chỉ rồi.
- Họ đề nghị trả công bác sĩ đến là lạ. Anh đọc chưa? Anh cứ đọc thì biết. Họ sẽ trả một chai cônhắc của Đức hoặc một đôi bít-tất phụ nữ, cho việc thăm bệnh. Tưởng báu bở lắm! Họ là hạng người nào nhỉ? Thật là khiếm nhã và chẳng hiểu gì về cuộc sống hiện tại. Chắc là đám buôn lậu mới phất lên.
- Đúng, chắc là dân cung ứng.
Cùng với các chủ xí nghiệp tô nhượng, các đại lý, "nhà cung ứng" là tên gọi những nhà kinh doanh nhỏ theo kiểu tư nhân. Chính phủ đã cấm tư nhân buôn bán, nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn gay gắt, Nhà nước có phần nới lỏng cho họ bằng cách ký hợp đồng để họ cung ứng các mặt hàng khác nhau.
Trong số họ, không có các chủ hãng hoặc chủ nhà máy cỡ lớn đã bị phế truất. Sau cú đòn trời giáng, các vị này đã không còn khả năng ngóc đầu ngóc cổ lên được nữa. Nhà cung ứng bao gồm những nhà kinh doanh làm ăn có tính chất nhất thời, những kẻ từ dưới đáy xã hội phất lên nhờ chiến tranh và cách mạng, những dân mới vào nghề, không rõ nguồn gốc xuất thân.
Zhivago uống một ly nước nóng pha chút sữa với đường hoá học, rồi đi thăm bệnh nhân nọ.
Vỉa hè và đưởng phố ngập dưới một lớp tuyết dày, phủ kín toàn bộ mặt đường từ dãy nhà nọ sang dãy nhà kia. Có chỗ tuyết ngập lên tới ngang cửa sổ các tầng trệt. Trên mặt đất mênh mông ấy, có những bóng người vất vưởng âm thầm đang vác trên vai hoặc kéo trên xe trượt một ít lương thực thực phẩm gì đó. Hầu như không gặp một chiếc xe ngựa nào.
Đây đó trên mặt tiền một vài ngôi nhà vẫn còn treo các biển hàng cũ. Đằng sau các tấm biển ấy, những tấm biển nay không còn phù hợp với nội dung quảng cáo của chúng, là các hợp tác xã,, các hãng tiêu thụ đóng cửa im lìm, với những dãy cửa sổ giăng lưới sắt hoặc bịt kín, bên trong rỗng tuếch.
Các nơi ấy đóng cửa chẳng những vì không có hàng hoá, mà còn vì công cuộc sắp xếp lại mọi mặt đời sống, trong đó việc buôn bán, mới chỉ được thực hiện trên những nét lớn, chứ chưa động chạm tới các đơn vị riêng biệt, nhỏ bé như các thứ hợp tác xã tiêu thụ này.
11
Ngôi nhà có người bệnh mời bác sĩ Zhivago đến nằm ở cuối đường Brets, gần trại lính Tver.
Đó là một toà nhà lâu đời bằng gạch, xây theo kiểu trại lính đằng sau có sân với ba dãy nhà ngang, làm bằng gỗ, chạy dọc bức tường hậu cuối sân.
Hôm nay ở đây có cuộc họp đã được ấn định trước của hết thảy những người thuê nhà, với sự hiện diện của một vị nữ đại diện cho Xô viết quận. Họ đang ngồi họp, bỗng có một tiếu ban quân sự ập tới kiểm tra giấy phép giữ khí giới và tịch thu những vũ khí không khai báo. Viên chỉ huy tiểu ban dề nghị vị nữ đại biểu cứ ở lại, ông ta quả quyết rằng việc kiểm soát sẽ không chiếm mất nhiều thời gian, làm xong ở căn hộ người nào thì người ấy sẽ trở lại dự họp như thường.
Khi Zhivago tới cổng nhà đó thì cuộc kiểm soát đã sắp xong, trừ căn hộ có người bệnh đang chờ bác sĩ tới thăm. Một anh lính đeo súng đứng gác ở cầu thang dẫn lên hàng hiên nhất định không cho Zhivago đi qua, nhưng viên chỉ huy đã xuống can thiệp. Ông ta ra lệnh không được gây khó dễ với bác sĩ và đồng ý chờ bác sĩ khám bệnh xong mới kiểm soát căn hộ ấy.
Chủ căn hộ ra đón bác sĩ là một thanh niên lễ phép, có nước da hơi ngăm ngăm, tai tái và cặp mắt đen rầu rĩ. Anh chàng xúc động vì nhiều lý do: vì vợ ốm, vì sắp bị khám nhà, vì lòng kính sợ cố hữu của anh ta đối với y học và các đại diện của nọ. Để bác sĩ đỡ tốn công và đỡ mất thời gian, anh ta cố trình bày thật vắn tắt, nhưng chính sự hấp tấp ấy lại làm cho lời nói của anh ta dài dòng và thiếu mạch lạc.
Căn hộ chất dầy thứ đồ vật hổ lốn, có thứ rất sang trọng, có thứ chẳng ra gì, toàn là những thứ mua vội vã, xô bồ để tích trữ với hy vọng sau này bán được giá. Các thứ đồ gỗ thì không đủ bộ, được bổ sung bằng một vật đơn lẻ, trông thật là khập khiễng.
Chủ nhà cho rằng vợ anh ta mắc một thứ bệnh tâm thần nào đó vì quá sợ hãi. Với bao nhiêu chi hết vô ích và lòng vòng, chàng ta kể rằng có người đem bán rất rẻ cho vợ chồng anh ta một chiếc đồng hồ đánh chuông cổ kính đã hỏng, từ lâu không còn chạy nữa. Vợ chồng anh ta mua nó, vì đấy là một kỳ công của kỹ nghệ đồng hồ, một vật hiếm có (anh chàng thậm chí dẫn bác sĩ sang phòng bên để chỉ cho bác sĩ xem), họ cũng chẳng tin rằng có thể sửa được. Thế rồi đùng một cái, chiếc đồng hồ bao nhiêu năm nay chẳng được lên dây tự dưng lại chạy, đánh hết cả một bài chuông, một bài tiểu bộ vũ khúc phức tạp, rồi chết luôn. Cô vợ sợ quá, chủ nhà nói, vì nhất quyết rằng giờ tận số của cô ta đã điểm, và thế là bây giờ cô ta nằm liệt giường, mê sảng chẳng chịu ăn uống gì và cũng không nhận ra chồng nữa.
- Vậy là anh cho rằng vợ anh bị chấn động thần kinh chứ gì? bác sĩ Zhivago hỏi, giọng nghi ngờ. - Anh hãy dẫn tôi lại chỗ người bệnh.
Họ sang phòng kế bên, nơi có treo một bộ đèn chùm bằng sứ kê hai cái tủ nhỏ bằng gỗ hồng sắc ở hai bên chiếc giường đôi to rộng. Một phụ nữ nhỏ bé, mắt đen và to, nằm sát mép giường, chăn đắp lên quá cằm. Thấy hai người vào, chị ta rút cánh tay ra khỏi chăn và phác một cử chỉ xua đuổi khiến ống tay áo ngủ tuột xuống tận nách. Chị ta không nhận ra chồng, và khẽ hát một bài hát buồn nào đó bằng giọng não nề đến mức chị ta cũng khóc oà lên, rồi vừa sụt sịt như trẻ con, vừa nằng nặc đòi "về nhà". Bác sĩ tìm hết cách để lại gần chẩn bệnh nhưng đều bị chị ta quay lưng lại và không cho đụng tới người.
- Đáng lẽ phải khám cẩn thận,- bác sĩ Zhivago bảo anh chồng, - nhưng thôi, tôi đã rõ cả rồi. Đây là bệnh sốt phát ban, và thuộc dạng tương đối nặng. Nó đang hành hạ chị ấy, khổ thân. Tôi khuyên anh nên đưa chị ấy đến bệnh viện. Đây không phải là vấn đề tiện hay không tiện, - tôi biết anh có thể săn sóc chị ấy chu đáo ở nhà - mà là vấn đề bác sĩ thường xuyên theo dõi, một việc rất cần thiết trong hai ba tuần đầu.
Anh có tìm được phương tiện đưa chị ấy tới bệnh viện hay không? Một chiếc xe ngựa hoặc vạn bất đắc dĩ thì thuê xe kéo cũng tạm được. Dĩ nhiên, phải đắp chăn kín cho chị ấy trước khi đưa ra xe. Để tôi viết cho anh một giấy nhận vào bệnh viện.
- Dạ được. Tôi sẽ cố lo. Nhưng hượm đã. Thưa có đúng là bệnh sốt phát ban không ạ? Nếu thế thì khủng khiếp quá!
- Đáng tiếc, đúng bệnh ấy.
- Tôi sợ sẽ mất nhà tôi, nên để nhà tôi đi. Bác sĩ không thể điều trị cho cô ấy ở nhà bằng cách thường xuyên tới đây được ư? Tôi sẵn sàng trả công tuỳ ý bác sĩ chọn.
Tôi đã giải thích với anh rồi. Bệnh này cần được theo dõi liên tục. Anh hãy nghe tôi. Tôi khuyên anh một điều rất hay như thế này nhé, anh hãy kiếm cho bằng được một chiếc xe ngựa với bất cứ giá nào, tôi sẽ viết giấy chứng nhận cho anh mang theo. Tốt nhất, nên làm việc ấy ở trụ sở ban quản lý khu nhà này. Giấy chứng nhận cần có con dấu của ban quản lý và vài thủ tục khác nữa.
12.
Sau khi bị vặn hỏi và khám nhà, bà con thuê nhà lại lục tục mặc áo choàng và quàng khăn ấm quay trở lại căn phòng không có lò sưởi trước kia là kho để trứng, bây giờ là trụ sở của ban quản lý nhà ở đầu phòng có một chiếc bàn giấy và vài cái ghế tựa không thể đủ chỗ cho ngần ấy người ngồi. Người ta lấy những hòm rỗng, vốn để đựng trứng, lật úp xuống, xếp thành một hàng ghế dài hình vòng cung. Đầu phòng đằng kia, cả một đống hòm gỗ như thế xếp cao đến tận trần. Ở góc nhà phía ấy người ta dùng chổi vun vào sát tường hàng đám vỏ bào lạnh cứng dính với lòng đỏ các quả trứng vỡ thành từng búi một. Chuột chạy rào rào trong đám vỏ bào, đôi lúc chúng cả gan chạy ra khoảng trống trên nền nhà lát đá rồi lại chuồn vào chỗ nấp cũ. Cứ mỗi lần chuột chạy ra như thế, một mụ thuê nhà béo trương béo nứt, hay la lối lại thét lên và co hai chân lên mặt hòm gỗ. Mụ đưa vài ngón tay vén vạt váy một cách rất đỏm dáng, chân đi đôi giày cao cổ hợp thời trang cứ giậm thình thịch vào mặt thùng và cố ý kêu to bằng cái giọng khàn khàn như một ả say rượu:
- Olia! Olia! Sao ở chỗ chị chuột chạy dữ thế này. Ê, cút đi, đồ bẩn thỉu? Ối, ối giời ơi, nó hiểu mới chết chứ, quân khốn kiếp! Nó lại nhe răng ra doạ mình. Ôi-ối-ối, nó leo lên hòm kìa! Nó định chui vào váy mình đây mà. Eo ơi, tôi sợ quá, eo ơi, tôi kinh quá! Kìa các ông, quay mặt đi chứ. Ấy chết, tôi xin lỗi, bây giờ không còn các ông nữa, mà phải gọi là các đồng chí công dân.
Mụ đàn bà làm náo động ấy mặc chiếc áo da cừu không cài khuy để lộ cái cằm ba ngấn cứ rung rung như món sương xáo bộ ngực lớn và cái bụng được bó chặt trong chiếc áo lụa.
Rõ ràng xưa kia mụ từng nổi danh là sư tử giữa đám lái buôn tầm thường và đám quản lý của họ. Cặp mắt ti hí như mắt lợn của mụ gần như chỉ hé ra được một tí dưởi hai hàng mi sùm sụp Ngày xưa, một tình địch đã tạt axít và mặt mụ, nhưng tạt hụt nên chỉ có hai, ba giọt bắn vào má bên trái và bên khóe miệng, để lại hai vết sẹo kín đáo khiến mụ đâm ra hơi có duyên.
- Đừng gào lên thế, bà Khrapughina. Ai còn làm việc được nữa! - người phụ nữ ngồi sau bàn đại diện Xô viết quận, được bầu làm chủ toạ buổi họp lên tiếng.
Những người sống nhiều năm ở khu nhà này biết rõ chị ta từ lâu và chị ta cũng biết rõ về họ. Trước khi khai mạc cuộc họp, chị ta đã thì thầm trò chuyện với bà Phatima, vợ bác gác cổng toà nhà, trước kia sống chui rúc với chồng con dưới tầng hầm bẩn thỉu, bây giờ bà và cô con gái được dọn lên hai phòng sáng sủa ở lầu một.
- Thế nào dì Phatima, được chứ? - Chị chủ toạ hỏi.
Bà Phatima phàn nàn rằng một mình bà không tài nào trông coi xuể một khu nhà rộng lớn và đông đúc như thế này, rằng chẳng ai chịu giúp bà, mặc dầu đã cắt phiên các hộ phải lần lượt quét dọn sân và vỉa hè, song chẳng được nhà nào thực hiện.
- Đừng lo, dì Phatima ạ, rồi chúng tôi sẽ trị họ, dì cứ yên tâm. Ban quản lý là gì? Có cần hoạt động hay không nào? Có phần tử khả nghi lẩn trốn này, có kẻ hạnh kiểm đáng ngờ sống không đăng ký hộ khẩu này. Bọn ấy, chúng tôi sẽ tống cổ đi, sẽ chọn một ban quản lý mới. Tôi sẽ cử dì làm trưởng ban, dì đừng ngại mới được.
Bà Phatima khẩn cầu chị chủ toạ đừng làm như thế nhưng chị ta chẳng buồn nghe. Chị đưa mắt nhìn khắp phòng, thấy đã khá đông đủ, bên yêu cầu mọi người yên lặng và nói vài lời vắn tắt tuyên bố khai mạc cuộc họp. Sau khi lên án Ban quản lý cũ bỏ bê công việc, chị đề nghị nêu danh sách bầu ban quản lý mới, đoạn chuyển sang vấn đề khác. Xong xuôi đâu đấy chị kết luận:
- Như vậy là thưa các đồng chí, chúng tôi xin nói thẳng thế này: khu nhà của các đồng chí rộng rãi, dùng làm chung cư rất tiện. Lắm khi các đại biểu về thành phố dự hội nghị, chả biết bố trí họ ở đâu. Đã có quyết định lấy khu nhà này cho Xô viết quận dùng làm nhà khách cho các đại biểu qua lại và đặt tên là Chung cư Tiverzin, vì đồng chí Tiverzin đã sống ở đây trước khi bị đi đày, như mọi người đều biết. Không ai phản đối chứ? Bây giờ sang vấn đề di chuyển các hộ khỏi khu nhà này. Đó là biện pháp tương đối lâu dài, các đồng chí còn cả một năm chuẩn bị. Bà con dân lao động, chúng tôi sẽ lo liệu giùm chỗ ở, còn dân phi lao động thì xin báo trước để tự liệu ấy và chúng tôi cho họ thời hạn mười hai tháng.
- Ai là người phi lao động ở đây? Khu nhà này chẳng có ai là người phi lao động cả? Tất cả đều là dân lao động…
Cả phòng họp nhao nhao lên, và một giọng hét to:
- Đó là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn! Mọi dân tộc bây giờ đều bình đẳng. Tôi biết chị ám chỉ cái gì rồi.
- Yêu cầu phát biểu từng người một. Cứ nhao nhao thế này thì biết trả lời ai. Dân tộc nào mới được chứ? Sao lại có vấn đề dân tộc ở đây, công dân Vandyakin? Như bà Khrapughina chẳng hạn, hoàn toàn không phải là dân tộc dân tiếc gì đâu, song chúng tôi cũng sẽ mời đi chỗ khác.
- Mời đi? Để xem cô sẽ mời tôi đi như thế nào! Đồ đệm lõm! Đồ Thập chức! - mụ Khrapughina ném ra những biệt hiệu vô nghĩa để gọi vị đại diện Xô viết quận mà trong lúc nóng giận mụ nghĩ ra.
- Đồ rắn độc! Đồ quỷ cái! Mụ đúng là đồ vô liêm sỉ! - Bà Phatima tức tối mắng.
- Dì Phatima đừng dây vào; cứ để mặc tôi với mụ ta. Này mụ Khrapughina, mụ im đi. Thấy được đằng chân, mụ lân đằng đầu hả! Đã bảo im mồm ngay, nếu không tôi sẽ giao mụ cho cơ quan Nhà nước, khỏi cần chờ lúc họ đến bắt vì tội nấu rượu lậu và chứa chấp các phần tử bất hảo.
Tiếng ồn ào lên đến cực điểm. Người nói chẳng có người nghe. Lúc ấy Zhivago bước vào phòng họp, chàng đề nghị người đầu tiên ngồi cạnh cửa chỉ cho chàng một vị nào đó trong bản quản lý nhà. Người ấy bèn úp hai bàn tay làm loa trước miệng và gọi to át cả tiếng ồn ào nhao nhao:
- Phatima Galiulin! Ra đây. Có người hỏi.
Bác sĩ Zhivago tưởng mình nghe nhầm. Một bà gày gò, lưng hơi còng, bà gác cổng, bước ra. Chàng ngạc nhiên thấy bà ta với anh con trai quá ư giống nhau, nhưng chàng coi như chưa biết gì, chỉ nói:
- Có một phụ nữ ở trong khu nhà này (chàng nói tên họ chị ta) mắc bệnh thương hàn. Cần phải đề phòng không cho nó lây lan. Ngoài ra, cần phải chở bệnh nhân đi bệnh viện. Tôi viết giấy chứng nhận gửi chị ta đi, song phải có dấu của ban quản lý nhà. Tôi có thể làm việc ấy ở đâu và gặp ai?
Bà Phatima lại hiểu rằng bác sĩ nói đến việc chở bệnh nhân, chứ không phải là việc làm giấy tờ gửi đi bệnh viện.
- Có xe của Xô viết quận sắp đến đón nữ đồng chí Olia Demia, bà nói. - Đồng chí Olia tốt bụng lắm, tôi sẽ nhờ, đồng chí ấy thể nào cũng cho mượn xe. Đừng lo, đồng chí bác sĩ ạ, chúng tôi sẽ chở bệnh nhân của đồng chí đi ngay.
- Ồ tôi không hỏi chuyện ấy. Tôi chỉ hỏi có thể ngồi chỗ nào viết giấy chứng nhận và lấy dấu thôi. Nhưng nếu có một cỗ xe, thì càng hay… Xin lỗi, bác có phải là thân mẫu của trung uý Galiulin không ạ? Tôi với anh ấy cùng ở một đơn vị với nhau ngoài mặt trận.
Bà Phatima giật nảy mình và tái mặt đi. Bà nắm lấy cánh bác sĩ mà bảo:
- Ta ra ngoài kia nói chuyện tiện hơn.
Vừa bước ra ngoài ngưỡng cửa, bà đã nói luôn:
- Đừng nói to, cầu Chúa đừng để họ nghe thấy. Anh đừng hại tôi. Thằng Yuxupka là ai? Một thằng nhỏ học việc ở xưởng rồi làm thợ. Nó phải hiểu dân nghèo bây giờ sướng hơn hẳn hồi xưa, có đui mù cũng thấy được như thế, khỏi phải bàn cãi. Tôi không biết anh nghĩ sao, anh đi lính có lẽ chẳng sao, chứ thằng Yuxupka làm vậy là có tội, Chúa sẽ không tha thứ cho nó. Bố nó đi lính đã bị chết, chết thảm chết thương, nát cả mặt mũi, chân tay.
Bà nghẹn ngào không nói được nữa, bà phẩy tay, chờ cơn xúc động qua đi. Rồi tiếp:
- Ta đi nào. Tôi sẽ lo xe ngựa cho anh. Tôi biết anh là ai rồi. Thằng Yuxupka có về đây hai hôm, đã kể với tôi. Nó bảo, anh quen cô Lara Ghisarova. Cô ấy tử tế. Trước vẫn đến đây chơi, tôi nhớ. Bây giờ, ra sao, chả ai biết. Khó lòng có chuyện các ông lớn bà lớn chống lại nhau. Còn thằng Yuxupka như thế là có tội. Nào ta đi hỏi mượn cỗ xe. Đồng chí Olia sẽ cho mượn. Anh có biết đồng chí Olia là ai không? Ngày trước đồng chí ấy làm thợ ở xưởng may của mẹ cô Lara đấy. Thế đấy! Và cũng đã sống ở đây, ở khu nhà này. Nào, ta đi thôi.