Welcome to our forum
https://don9x.forumvi.com

Đăng kí tại đây để gia nhập cùng chúng tôi
=.=
Ý nghĩa của điệu 'Gangnam Style' Social_network
Welcome to our forum
https://don9x.forumvi.com

Đăng kí tại đây để gia nhập cùng chúng tôi
=.=
Ý nghĩa của điệu 'Gangnam Style' Social_network
Don 9X Forum (Don Style) Tham gia Don Group
Click Đăng Ký để tham gia cùng chúng tôi - Don 9X Forum





You are not connected. Please login or register

1Ý nghĩa của điệu 'Gangnam Style' Empty Ý nghĩa của điệu 'Gangnam Style' Sun Sep 30, 2012 9:24 pm

<b>Bài viết</b> Bài viết :
1516
:
<b>Vàng</b> Vàng :
402112
:
<b>Danh tiếng</b> Danh tiếng :
83
:
<b>Tham gia</b> Tham gia :
02/07/2012
:
Don Huy

admin

admin

http://don9x.com
'Điệu nhảy ngựa' giễu nhại lối sống phô trương của tầng lớp nhà giàu mới nổi ở quận Gangnam, Hàn Quốc, mở đầu bằng hình ảnh một chàng béo xấu xí vỗ ngực tự xưng: 'Anh có phong cách Gangnam'.

Đăng lên Youtube vào 15/7, video “Gangnam Style” của rapper người Hàn PSY (Park Jae Sung) tới ngày 25/9 đã có hơn 260 triệu lượt xem. Không dừng lại đó, điệu nhảy Gangnam trở thành một cơn sốt trong cộng đồng cư dân Hàn Quốc, lan rộng khắp châu Á, thậm chí làm điên đảo cả châu Âu và Mỹ. Gangnam Style cũng trở thành một cụm từ thời thượng, được sử dụng như một câu cửa miệng của giới trẻ, trở thành một trào lưu mang tên "Gangnam Style".

Điệu nhảy phỏng theo dáng cưỡi ngựa, lắc người, đập tay vào nhau của một rapper có thân hình mũm mĩm với giai điệu có điệp khúc đơn giản: "Oppan Gangnam Style" ("Anh có phong cách Gangnam" - nói với một cô gái).

Ý nghĩa của điệu 'Gangnam Style' Gangnam4

Gangnam Style - Phong cách nhà giàu mới nổi

Đằng sau điệu nhảy có phần lộn xộn, hài hước của ca khúc chinh phục toàn thế giới là một bài luận xã hội tinh tế về những người giàu mới nổi ở Gangnam - một quận giàu có của thủ đô xứ sở kim chi. Gangnam chỉ là một góc nhỏ của Seoul nhưng nó gợi cảm hứng về một phức hợp của nỗi khao khát, thèm muốn và cả ghen tỵ.

Quận Gangnam nghĩa đen là phía nam con sông. Khoảng gần hai thế kỷ trước, Gangnam chỉ là những ngôi nhà hoang hóa bao bọc bởi những rãnh thoát nước và vùng đất nông nghiệp rộng lớn. Tuy nhiên, Gangnam bắt đầu phát triển bùng nổ vào khoảng những năm 1970 của thế kỷ trước. Hiện tại, giá trung bình một căn hộ ở Gangnam khoảng hơn 700.000 USD (14,5 tỷ đồng) - con số mà một hộ gia đình ở Hàn Quốc mất khoảng18 năm để tích góp. Sự giàu có nhanh chóng đã thu hút về Gangnam các cửa hiệu thời thượng nhất, các câu lạc bộ, các địa chỉ phẫu thuật thẩm mỹ cùng nền giáo dục tư hàng đầu dành cho con nhà giàu... Đây cũng là nơi nổi tiếng của tiệc tùng xa hoa, nơi người dân phung phí tiền của vào các mặt hàng xa xỉ để làm nổi bật sự giàu có của họ. Gangnam trở thành địa chỉ được thèm muốn nhất ở Hàn Quốc nhưng cũng khiến người ta nảy sinh sự đố kỵ, dị ứng. Và "Gangnam Style" - một khái niệm phổ biến ở Hàn Quốc - chính là để chỉ phong cách sống của tầng lớp người giàu mới nổi này.

Ý nghĩa của điệu 'Gangnam Style' Gangnam1

Kim Zakka, một nhà phê bình nhạc pop của Hàn Quốc cho biết, đứng trên khía cạnh giải trí, ca khúc "Gangnam Style" chính là một cách trào lộng về lối sống xa xỉ. Một bài hát tưởng như là ngớ ngẩn với những động tác ngớ ngẩn, những vũ công có bề ngoài ngốc nghếch. Rapper PSY ăn mặc kỳ cục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần cụm từ "Gangnam Style" trong video của mình. Thế nhưng, thay vì nhảy ở các hộp đêm, anh tiệc tùng với những người về hưu trên một chuyến xe bus. Thay vì tập thể dục trong câu lạc bộ thể hình cao cấp, anh tập trong một phòng tắm hơi với hai găng-xtơ xăm trổ đầy mình. Có khi anh ngồi trong nhà vệ sinh hát "Oppan Gangnam Style"...

PSY tạo ra một hình ảnh dường như đối lập với những gì người ta hình dung về cư dân Gangnam: đẹp, sành điệu, sang trọng. Nhà phê bình âm nhạc Baak Eun Seok nhận xét: "PSY giống như một gã quê mùa. Anh ấy khác xa cái từ gọi là phong cách Gangnam". Hành động của anh trong clip cũng không có cái cao nhã, quý phái của dân thượng lưu, nếu không muốn nói là rất bình dân, thô tục. Thế nhưng, anh liên tục vỗ ngực tự xưng "Anh có phong cách Gangnam". Ca khúc có phần điệp khúc "Oppan Gangnam Style” được nhắc đi nhắc lại. Người ta hiểu rằng, đó chỉ là một cách PSY giễu nhại bản thân khi mà những thứ anh có lại hoàn toàn không hề có một chút "Gangnam" nào. Như vậy, đằng sau những bộ trang phục sặc sỡ và những bước nhảy có sức hút chết người trong video của PSY, có lời bình luận về một tầng lớp ở Hàn Quốc, một sự châm biếm lối sống phô trương của những kẻ quen tiệc tùng, xa hoa ở Gangnam. “PSY làm điều mà ít nghệ sĩ Hàn khác làm: giễu nhại khu phố giàu mạnh nhất Hàn Quốc”, tác giả Sukjong Hong viết trên một tạp chí online.

Sức hút chết người của điệu nhảy "Gangnam Style"

Điệu nhảy được PSY gọi là điệu cưỡi ngựa. "Có một con ngựa tàng hình, và bạn cưỡi trên lưng nó”, PSY giải thích trong một cuộc phỏng vấn. Di chuyển, nhảy và vỗ cánh tay một cách vui nhộn là tất cả những gì làm nên điệu "Gangnam Style". PSY trở thành nghệ sĩ Hàn Quốc đầu tiên được mời tham dự 2012 MTV VMAs, 7 năm sau khi Rain làm được điều này vào năm 2005. PSY cũng được mời tới ghi hình trong chương trình "Elle" phát trên kênh Today của Mỹ. Chính tại đây, anh đã dạy Britney Spears những bước nhảy "Gangnam Style" của mình.

Ý nghĩa của điệu 'Gangnam Style' Gangnam3

Từ "Gangnam Style" của PSY, hàng loạt video bắt chước cũng đã ra đời. Một trong những video bắt chước phổ biến nhất là của những nhân viên cứu hộ ở một bãi biển thuộc Los Angeles. Video thu hút 1,5 triệu người xem trước khi nó khiến cho 14 vũ công trong clip bị sa thải vì lạm dụng giờ làm và sử dụng tài nguyên của thành phố - các hồ bơi công cộng - mà không được cho phép. Ngoài ra, một bản khác gây sốt trên cộng đồng mạng không kém bản gốc là video của các sĩ quan Học viện hải quân Mỹ . Tại Hàn Quốc, các ca sĩ đàn em cũng hào hứng với trào lưu bắt chước "Gangnam Style". Mới đây, các thí sinh cuộc thi Hoa hậu Hàn Quốc 2012 lại làm nên một cơn sốt mới khi diện bikini, trang phục truyền thống của Hàn Quốc và nhảy Gangnam Style, nhân rộng thêm virus "Gangnam" trong cộng đồng.

Những nghệ sĩ Kpop đã nổi tiếng ở Hàn Quốc và châu Á luôn cố gắng để thâm nhập được vào thị trường Mỹ, tuy nhiên đa phần đều thất bại. Vậy tại sao PSY - một rapper 34 tuổi béo tốt, từng bị phạt gần 4.500 USD vì hút cần sa năm 2001 - lại có thể đứng trong một show truyền hình của Mỹ để dạy Britney điệu nhảy cưỡi ngựa? "Tôi không đẹp trai, tôi không cao, tôi không cơ bắp, tôi không mảnh mai. Nhưng tôi đang ngồi ở đây, trong chương trình truyền hình của Mỹ". PSY cho rằng, thành công của anh nhờ vào "tâm hồn và dáng vẻ".

Ý nghĩa của điệu 'Gangnam Style' Gangnam5

Một vũ công tài năng, một rapper tự tin và hài hước nhưng lý do khác cho bước đột phá của PSY có thể là nhờ vào hình ảnh ít chải chuốt, bóng bẩy, Jae Ha Kim, người từng làm chuyên mục phê bình nhạc pop của tờ Chicago Tribune phân tích. Âm nhạc Hàn Quốc ghi dấu ấn lớn ở châu Á với những ban nhạc đẹp trai, phong cách, những chàng trai trẻ son phấn. Nhưng "nhìn những ca sĩ như vậy khiến cho người Mỹ khó chịu. Người Mỹ chỉ cảm thấy thoải mái với những người đàn ông châu Á như Thành Long và Lý Liên Kiệt, những người trông đẹp trai nhưng không giống Brad Pitt hay Keanu Reeves”, Jae Ha Kim nói. Vì thế, dáng vẻ bề ngoài có phần ngốc nghếch, hài hước, chân chất của PSY trong video khiến người ta thích thú. Cũng theo Jae Ha Kim, một lý do khiến "Gangnam Style" lập tức được chú ý, là bởi sự đồng bóng, kỳ cục. "Lúc mới nhìn vào, người ta sẽ thốt lên: 'Anh chàng này thật là hài hước!'. Nhưng sau đó bạn nhìn vào các động tác của anh ấy và nhận ra rằng, bạn thực sự muốn làm cách nào để làm được giống như anh ấy. Anh ấy thực sự tuyệt vời”, Jae Ha Kim nói.

Sau thành công của video, PSY đã ký hợp đồng với hãng thu âm Schoolboy, thương hiệu của Scooter Brown - người quản lý của Justin Bieber, đặt thêm một bước chân của người Hàn Quốc vào thị trường âm nhạc Mỹ.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất